0

Dấu hiệu nhận biết sinh viên đang gặp tình trạng stress | Safe and Sound

Tình trạng stress ở sinh viên đang diễn ra ngày càng phổ biến, hầu hết bất cứ ai cũng trải qua một giai đoạn stress. Vậy cùng chuyên gia tâm lý của Safe and Sound tìm hiểu các dấu hiệu để nhận biết tình trạng stress ở sinh viên.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Biểu hiện stress ở sinh viên

Theo chuyên gia tâm lý, stress thực ra là những phản ứng của cơ thể khi đối mặt với áp lực, những vấn đề khó khăn và chấn thương tâm lý. Ngay khi đối mặt với stress, não bộ sẽ truyền tín hiệu đến các cơ quan trong cơ thể. Do đó, chuyên gia tâm lý khẳng định, stress không chỉ ảnh hưởng đến cảm xúc mà còn biểu lộ qua thể chất và hành vi.

Chuyên gia tâm lý cho biết, biểu hiện stress ở sinh viên khá đa dạng tuỳ theo mức độ stress. Một số biểu hiện stress ở sinh viên thường gặp gồm:

  • Tâm lý, cảm xúc nhạy cảm. Khi gặp stress, tính cách trở nên khó chịu, dễ cáu gắt, bực dọc, lo âu,...
  • Không hứng thú với các hoạt động học tập, ngoại khóa,...
  • Giảm khả năng tập trung, suy giảm trí nhớ, mất phương hướng,...
  • Có cái nhìn tiêu cực, bi quan. Thường xuyên mất ngủ, gặp ác mộng, giấc ngủ chập chờn và dễ thức giấc.
  • Rối loạn ăn uống (ăn quá nhiều hoặc chán ăn).
  • Tâm trạng luôn lo lắng, bồn chồn.
  • Một số sinh viên còn sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá để giải tỏa căng thẳng.
  • Stress gây ra các triệu chứng thể chất như đau đầu, nhức mỏi, chóng mặt, uể oải,...

Ảnh 1: Những cảm xúc tiêu cực như khó chịu, hay cáu gắt, bực dọc,... thường gặp ở sinh viên bị stress

2. Hậu quả của stress đối với sinh viên

Theo chuyên gia tâm lý, nếu xảy ra trong thời gian ngắn, stress hầu như không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nó còn giúp nâng cao khả năng tập trung, tạo nguồn năng lượng dồi dào và động lực giúp sinh viên phấn đấu học tập, làm việc để chuẩn bị tốt cho tương lai. 

Tuy nhiên, chuyên gia tâm lý khuyến cáo, stress kéo dài thực sự là một cơn ác mộng đối với sinh viên. Với những người kinh nghiệm sống hạn chế và tài chính còn nhiều khó khăn nên stress có thể kéo dài hơn. Nếu không có biện pháp khắc phục, stress có thể gây ra nhiều tác động như:

  • Thành tích kém do thiếu tập trung khi học tập, cơ thể mệt mỏi, uể oải,…
  • Dễ phát sinh mâu thuẫn với bạn bè, người yêu và đồng nghiệp do khó kiểm soát cảm xúc và hành vi.
  • Có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm,…
  • Stress kéo dài cũng gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như viêm loét dạ dày tá tràng, rối loạn giấc ngủ, cao huyết áp, thiếu máu não, rối loạn tiền đình,… Với những người có cơ địa dị ứng, stress làm bùng phát hen suyễn, viêm da cơ địa và một số bệnh lý khác.

Ảnh 2: Stress làm gia tăng tỷ lệ sinh viên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá để giải toả căng thẳng

Ngoài những ảnh hưởng trên, stress ở sinh viên còn làm gia tăng tỷ lệ sử dụng rượu bia, thuốc lá,… Chuyên gia tâm lý khuyến nghị, một số sinh viên lựa chọn lối sống buông thả để giải tỏa bản thân khỏi những áp lực của cuộc sống. Tuy nhiên, rất nhiều sinh viên không thể từ bỏ lối sống này dẫn đến nhiều hệ lụy như bỏ học, tham gia tệ nạn xã hội, năng lực kém không thể tìm kiếm việc làm và dần trở thành gánh nặng của gia đình, xã hội.

: Dấu hiệu nhận biết sinh viên đang gặp tình trạng stress | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound